Over 10 years we helping companies reach their financial and branding goals. Onum is a values-driven SEO agency dedicated.

CONTACTS
Thiết kế web

Nguyên nhân và cách khắc phục website load chậm

Website chậm có rất nhiều nguyên nhân. Ở bài viết này webbanhang sẽ nêu ra một số nguyên nhân chính khiến website bị chậm và cách khắc phục từng vấn đề…Dưới đây là một số nguyên nhân làm website load chậm mà bạn cần biết để tìm ra cách khắc phục.

Cấu hình, chất lượng Hosting, máy chủ, khoảng cách địa lý đến vị trí đặt máy chủ

Phụ thuộc vào mã nguồn, dữ liệu database mà mỗi website sẽ cần tài nguyên máy chủ khác nhau. Giả sử website của bạn là bắt buộc phải sử dụng nhiều tài nguyên hơn bình thường (website bán hàng, hoặc các website sử dụng nhiều tính năng phức tạp) thì bây giờ bạn sẽ cần một cấu hình dịch vụ Hosting/Máy chủ cao hơn bình thường để mọi tính năng trên website đều xử lý mượt mà.

Để đánh giá chất lượng 1 hosting bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:

  • Dung lượng ổ cứng SSD, RAM , CPU loại gì, ổ cứng là SAS hay SSD
  • Băng thông giới hạn hay không giới hạn
  • Vị trí đặt server
  • Sử dụng công nghệ Web Server loại nào: Litespeed, Nginx, Apache
  • Ping time từ server đến vị trí của bạn, thời gian này chỉ nên <5ms

Do mã nguồn, plugin WordPress, theme WordPress không tối ưu

Nếu mã nguồn website của bạn không tối ưu hoặc sử dụng quá nhiều plugin, theme quá nặng cũng sẽ khiến tốc độ load của website giảm đi rất nhiều.

Giải pháp là tối ưu mã nguồn, limit các câu query dữ liệu, đánh chỉ mục cho database. Nếu bạn sử dụng website WordPress thì có thể gỡ các plugin không cần thiết, dọn dẹp bảng WP_Options, tối ưu theme tránh các câu truy vấn không cần thiết hoặc lặp lại nhiều lần.

Sử dụng hình ảnh chưa qua tối ưu

Website sử dụng quá nhiều hình ảnh chưa được tối ưu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tốc độ load của website lâu hơn. Để giải quyết vấn đề này bạn cần resize hình ảnh đúng bằng place holder chứa ảnh trên web, tránh up nguyên hình gốc chưa qua tối ưu lên website (bạn sẽ tốn thêm dung lượng đáng kể vì điều này).

Nếu bạn đang sử dụng website bằng WordPress có thể sử dụng plugin Smush để tối ưu dung lượng ảnh. Plugin này cũng hỗ trợ cơ chế lazy loading giúp website của bạn không phải tải ảnh ngay khi vừa load trang mà chỉ load ảnh khi người dùng cuộn tới vị trí chứa ảnh.

Sử dụng quá nhiều font, CSS, JavaScript

Việc sử dụng quá nhiều font, CSS, javascript sẽ khiến tốc độ load website tăng lên do số lượng request lên server tăng lên. Để giảm thiểu việc này bạn cần combine các file CSS, JS lại để giảm số lượng request , tiếp đến compress các file này để giảm dung lượng và đặc biệt đừng quên loại bỏ các đoạn CSS hoặc JS không cần thiết nhé.

Sử dụng phiên bản PHP cũ, không có cơ chế caching cho website

Cache (hay tạo bộ nhớ đệm) là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tăng tốc độ load web. Bạn không những cần phải cache dữ liệu trên máy chủ (server cache) mà còn phải thiết lập để cache dữ liệu trên trình duyệt của người dùng (browser cache). Các bản cache sẽ giúp website load nhanh hơn do những tài nguyên tĩnh như JS, CSS, hình ảnh… không phải tải lại trong những lần tiếp theo (với lượng truy vấn tương tự). CPU của server cũng nhờ thế mà giảm được nhiều truy vấn không cần thiết. Vì vậy sẽ rất sai lầm nếu bạn không bật tính năng cache CSS, JS, HTML, hình ảnh… cho website của mình.

HTML, CSS, JS, hình ảnh… cũng nên được nén, gộp để giảm kích thước (ngay trên server) trước khi chúng được gửi tới trình duyệt của người dùng. Việc này giúp giảm page-size cũng như số lượng request tới máy chủ.